Kyoto Styudy

Dành cho những bạn đang cân nhắc du học Nhật Bản Dành cho học sinh quốc tế tại Kyoto

STUDY KYOTO MAGAZINE

Cuộc thảo luận của cựu sinh viên: Cuộc sống của sinh viên đại học ở Kyoto [Phần 2]

Cuộc thảo luận của cựu sinh viên: Cuộc sống của sinh viên đại học ở Kyoto [Phần 2]

Vào thứ Ba, ngày 2 tháng 2 năm 2021, bốn thành viên của Nhóm PR dành cho sinh viên quốc tế Study Kyoto, những người tốt nghiệp trong năm 2021, đã tụ họp lại và tổ chức một cuộc thảo luận để chia sẻ cuộc sống của họ ở Kyoto trong 4 năm đại học qua.

Các sinh viên tốt nghiệp năm nay là Katrina (Đại học Doshisha, đến từ Hoa Kỳ), Zheng (Đại học Doshisha, đến từ Trung Quốc), Wen (Đại học Nghệ thuật Kyoto, đến từ Trung Quốc), và Wang (Đại học Nghệ thuật Kyoto, đến từ Trung Quốc). Vào năm cuối đại học, cuộc sống của họ đã thay đổi đột ngột do sự ảnh hưởng của trận đại dịch corona. Họ đã chia sẻ suy nghĩ của họ về cuộc sống ở Kyoto và khát vọng của họ cho tương lai.

Trong phần thứ hai, chúng tôi đã cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm đã học được trong khoảng thời gian Covid và từ đó nêu lên mục tiêu của chúng tôi trong tương lai.

Năm cuối đại học

Q) Vào năm cuối đại học, khi mà đợt dịch covid đang hoành hành, thì có lẽ đến bây giờ bạn đã trải qua. Bạn có thể chia sẻ đôi chút được không?

Katrina: Trước khi vào năm 4, tôi đã lấy đủ số tín chỉ tốt nghiệp trong 3 năm, nhượng lại vị trí ban chủ nhiệm cho đàn em, do đó tôi sẽ dùng toàn bộ năm 4 để mà đi du lịch nước ngoài. Thật không may, tôi không thể  đi du lịch do sự ảnh hưởng của dịch covid.

Do tôi không thể đi du lịch được nữa, tôi đã dành thời gian đọc sách mà tôi nghĩ sẽ hữu ích cho việc tìm kiếm việc làm của mình. Tôi đã hoàn thành đủ số tín tốt nghiệp, nhưng tôi vẫn muốn tham gia vài lớp học để nâng cao hiểu biết.

Ngoài ra, do ảnh hưởng của đợt dịch covid, một số công việc bán thời gian đã biến mất, một số công việc mới đã xuất hiện trong thời gian này. Đối với mối quan hệ với mọi người, tôi nhận ra rất nhiều điều bởi vì tôi có thể gặp gỡ mọi người theo một cách hẹp hơn, nhưng tôi cũng trở nên sâu sắc hơn theo một cách mà tôi chưa bao giờ có được. Thật tiếc khi tôi không thể đi du lịch nước ngoài, nhưng tôi cảm thấy mình đã làm được nhiều điều giúp cho mọi người trong khoảng thời gian dịch. Sau khi dịch covid lắng xuống, tôi sẽ dung thời gian của tôi để đi du lịch nước ngoài.

Zheng: Như tôi đã nói trước, trong Khoa Kinh tế học, thì kiến thức toán học rất quan trọng, và khi mới nhập học, tôi đã rớt hết tất cả các môn liên quan đến tính toán vì tôi không giỏi môn toán. Mặc dù tôi rớt khá nhiều tín chỉ nhưng tôi vẫn cố gắng hoàn thành số tín chỉ đủ để tốt nghiệp. Nhờ đợt dịch covid, tôi không phải đến trường để kiểm tra mà thay vào đó là những bài báo cáo, và kể từ đó, tôi không bao giờ rớt môn nữa.

Vào mùa thu năm 3 đại học, tôi đã có ý định tìm việc và tôi đã quyết định tìm việc ở Nhật, nhưng ảnh hưởng của đợt dịch covid, các buổi giới thiệu việc làm và phỏng vấn được tổ chức trực tuyến, chẳng hạn như Zoom, vì vậy tôi không phải cần đi xa để tham gia, kể cả những công ty đến từ Trung Quốc, cho nên tôi đã tiết kiệm chi phí đi lại rất nhiều. Đó cũng là điểm cộng trong lúc đi tìm việc trong đợt dịch.

 

Q) Mỗi ​​người đều có một sự lựa chọn khác chưa cũng như 2 bạn Wen và Wang đã chọn theo học cao học sau khi tốt nghiệp. Các bạn hãy chia sẻ kinh nghiệm để chuẩn bị cho kỳ thi đầu vào cao học.

Wang: Tôi nghĩ việc thu thập thông tin là điều quan trọng nhất. Trước hết, bạn nên tham gia những buổi giới thiệu về trường cao học mà bạn muốn đến, thu thập thông tin mới nhất và kiểm tra xem thông tin bạn thu thập trước có chính xác hay không. Chẳng hạn như, nội dung của các kỳ thi và hồ sơ của tuỳ trường là khác nhau vì vậy cần phải kiểm tra với từng trường xem trường cao học mà bạn muốn đến có phỏng vấn, nộp hồ sơ, kiểm tra viết hay không, v.v. Sau đó, bạn nên lập kế hoạch để chuẩn bị. Trong trường hợp của tôi, vì tôi muốn theo học trường đại học nghệ thuật, vì vậy sự chuẩn bị của tôi cũng khác rất nhiều bạn khác chẳng hạn như tác phẩm nghệ thuật Việc cuối cùng là chuẩn bị cho buổi phỏng vấn. Bạn cần luyện tập để có thể trả lời các câu hỏi mà không cảm thấy lo lắng khi phỏng vấn.

Wen: Tôi hoàn toàn đồng ý với lời khuyên của bạn Wen. Ngoài ra, tôi nghĩ điều quan trọng là phải bắt đầu chuẩn bị sớm bởi vì bạn không bao giờ biết điều gì sẽ xảy ra chẳng hạn như dịch covid.

 

Q) Với tư cách sẽ đi làm tại Nhật sau khi tốt nghiệp đại học, hai bạn có kinh nghiệm gì để chia sẻ.

Zheng: Nếu bạn muốn xin việc tại một công ty liên kết với nước ngoài hoặc một công ty lớn, tôi nghĩ bạn nên bắt đầu chuẩn bị trước ít nhất một năm. Bạn nên dành nhiều thời gian để nghiên cứu công ty và SPI. Bạn nên thu thập thông tin, tìm hiểu xem bạn muốn làm gì trong tương lai khi còn là sinh viên cũng rất quan trọng. Chẳng hạn như kì thực tập hay là công việc bán thời gian, nó cũng giúp bạn  rèn luyện kinh nghiệm sống, khả năng ăn nói.

Katrina: Ở Mỹ, ngành mà bạn sẽ tìm được việc làm chủ yếu được xác định bởi chuyên ngành đại học của bạn, nhưng khi tìm việc cho sinh viên mới tốt nghiệp ở Nhật, nó không liên quan trực tiếp đến những gì bạn đã học ở trường đại học. Tôi học ở khoa nhân văn, nhưng tôi không chỉ có thể tìm hiểu về một ngành cụ thể, mà còn về nhiều ngành công nghiệp và các công ty Nhật Bản. Kết quả là tôi đã kiếm được một công việc ở Nhật, nhưng ngay cả khi tôi quay trở lại Mỹ, tôi đã có những kinh nghiệm tìm việc ở Nhật tuyệt vời. Trong quá trình tìm việc, có một sự khác biệt lớn giữa Nhật Bản và Mỹ. Về thời gian thực tập, thực tập sinh Nhật Bản rất ngắn và bạn có thể trải nghiệm nhiều điều. Tôi đã tham gia dài nhất là hai tuần và ngắn nhất là nửa ngày. Ở Hoa Kỳ, thời gian dài hơn, vì vậy tôi nghĩ giới hạn thường là một hoặc hai công ty. Tại Nhật Bản, tôi đã có thể tham gia vào hơn 10 công ty và tôi nghĩ thật tốt khi tôi có thể nhìn thấy nhiều công ty khác nhau và mở rộng các lựa chọn của mình.

Việc tìm kiếm việc làm khá khó khăn ngay cả đối với sinh viên Nhật Bản. Một số người cho rằng du học sinh có lợi thế hơn khi tìm việc làm, nhưng ngoài ngành du lịch, tôi không nghĩ có nhiều lợi thế. Việc tìm kiếm việc làm sẽ mất rất nhiều thời gian nên bạn cần phải cố gắng mỗi ngày.

Mục tiêu trong tương lai

Q) Hãy chia sẻ mục tiêu trong tương lai và bạn sẽ áp dụng kiến thức đã học vào cuộc sống như thế nào.

Wen: Tôi rất muốn làm phim. Tôi vẫn còn một chặng đường dài phía trước và chưa thể thấy rõ, nhưng mục tiêu của tôi trong vòng hai năm là làm một bộ phim truyện và tham gia một liên hoan phim.

Zheng: Tôi sẽ làm việc ở Trung Quốc, nhưng bản thân công ty tôi làm có nguồn Nhật, vì vậy tôi muốn tận dụng sáu năm kinh nghiệm của mình ở Nhật Bản để trở thanh cầu nối giữa Trung Quốc và Nhật Bản.

Katrina: Tôi muốn tận dụng những gì tôi đã học được ở trường đại học và những nơi khác trong xã hội. Điều tôi muốn đạt được sau khi gia nhập công ty là tạo ra một nơi làm việc tỏa sáng trên toàn cầu, nơi mọi người có nền tảng, văn hóa và môi trường khác nhau có thể làm việc trơn tru cùng nhau.

Wang: Tôi sẽ cố gắng hết sức để sử dụng những kiến ​​thức sẽ học ở trường cao học để có thể tìm được việc làm tại Nhật Bản sau khi tốt nghiệp.

Có rất nhiều điểm đến du học khác ngoài Kyoto, nhưng cả bốn người họ đều cảm thấy rất vui vì đã chọn Kyoto. Tôi nghĩ rằng có rất nhiều điều khó khăn cũng như những điều vui vẻ, nhưng tôi nghĩ rằng những trải nghiệm đó chắc chắn sẽ trở thành hiện thực trong tương lai. Hãy cố gắng hết sức trong chặng đường tiếp theo với những gì bạn đã thu được và học được trong suốt cuộc đời là sinh viên đại học ở Kyoto! Study Kyoto luôn chúc bạn thành công!

Bấm vào đây để quay lại phần đầu tiên

บทความยอดนิยมPopular Articles

CategoryDanh mục

Popular Articles บทความยอดนิยม

CategoryDanh mục