Kyoto Styudy

Dành cho những bạn đang cân nhắc du học Nhật Bản Dành cho học sinh quốc tế tại Kyoto

STUDY KYOTO MAGAZINE

Chia sẻ kinh nghiệm đi xin việc từ du học sinh và những đối sách làm bài thi SPI cũng như các dạng bài thi viết trong quá trình xin việc

Chia sẻ kinh nghiệm đi xin việc từ du học sinh và những đối sách làm bài thi SPI cũng như các dạng bài thi viết trong quá trình xin việc

Đối với các bạn du học sinh có mục tiêu xin việc tại Nhật thì một trong những trở ngại lớn nhất chính là các kì thi viết như SPI.
Các tiền bối đi trước đã có những đối sách như thế nào về vấn đề này nhỉ?
Vì vậy, nhân dịp này chúng mình đã phỏng vấn tiền bối đã nhận được kết quả đỗ phỏng vấn.
Chúng mình cũng nhận được rất nhiều lời khuyên quý giá về xuyên suốt toàn bộ quá trình xin việc!

Về kì thi

Kì thi SPI là kì thi kiểm tra độ tương thích được sử dụng phổ biến nhất trong quá trình xin việc tại Nhật. Nội dung của kì thi được chia thành các phần như kiểm tra năng lực cơ bản, kiểm tra tính cách hoặc kiểm tra các kiến thức cơ bản về ngôn ngữ (Quốc ngữ) và phi ngôn ngữ (Toán học).

Kì thi này có 4 hình thức tổ chức như làm bài thi tại trung tâm (Dự thi bằng máy tính chuyên dụng của trường thi), in-house CBT (Dự thi bằng máy tính của công ty), kiểm tra trên web (Dự thi bằng máy tính cá nhân), kiểm tra bằng giấy (Hình thức khoanh đáp án).
Những bạn muốn tìm hiểu rõ hơn về kì thi SPI có thể tham khảo bài báo sau đây.
Kì thi SPI là gì!? Mẹo làm bài cho bài thi viết và thông tin về kì thi thử dành cho du học sinh-

P1080662

Tham gia lần phỏng vấn này cùng chúng mình là bạn Jiayi Song đến từ Trùng Khánh, Trung Quốc. Mình là sinh viên năm 4 của khoa kinh tế Đại học Doshisa, có dự định làm việc tại doanh nghiệp Nhật Bản vào tháng 4 năm sau.

 

Kì thi viết của quá trình xin việc có được chia làm các loại?
webtestの本

Bạn đã có kinh nghiệm dự thi kì thi như thế nào rồi?

Phần lớn là mình dự thi SPI thông qua máy tính được chuẩn bị sẵn của trường thi. Mình cũng từng dự thi bằng máy tính của mình nữa.

Ngoài ra mình cũng từng 2 lần đến công ty mình đang ứng tuyển để làm bài thi trực tiếp tại đó.

 

Bạn có những dạng đề nào tự tin và không tự tin khi làm không?

Đối với mình thì việc đọc tốc độ khá khó. Cách nói lòng vòng của tiếng Nhật và câu hỏi trong bài đọc đều rất khó. Có lẽ do một phần mình học khối A từ những năm cấp 3 nên việc giải toán khá dễ dàng.

Thực chất mình khá kém trong việc làm bài thi SPI, cả 8 lần dự thi ở trường thi mình đều trượt cả đó! Không chỉ nội dung mà mỗi câu hỏi đều bị giới hạn thời gian, mình nghĩ điểm đó cũng rất khó khăn. Mình khá giỏi với kiểu thi Tetamabako※1 và TG-WEB※2. Nếu cố gắng thì có thể làm được. Mình đã từng đỗ dạng thi này.

*1

Tetamabako là bài thi [Đưa ra nhiều câu hỏi trong cùng một dạng đề thi], chỉ cần nhớ dạng bài thì có thể làm được. Có thể trả lời theo nhiều kiểu. Cách ra đề giới hạn trong 8 loại (đếm số 3 dạng・ngôn ngữ 3 dạng・tiếng anh 2 dạng).

*2

Câu hỏi của dạng TG-WEB nhìn thoáng qua có vẻ nhiều câu khó, nhưng nếu nhớ dạng bài thì có thể dễ dàng giải chúng. Vì dạng thi này thường ra đề là những câu hỏi về hình học không xuất hiện trong SPI nên việc có cách ôn tập riêng của bản thân rất quan trọng.

 

Đề thi của các công ty thường dễ làm hơn so với SPI. Công ty mình xin việc cũng có dạng Tetamabako và bài thi riêng của công ty.

Bạn có biết trước sẽ có dạng bài thi nào được đưa ra không?

Ở một mức nào đó, mình cũng đoán được!

Ví dụ trước khi bắt đầu làm bài thi sẽ có phần luyện tập, vì vậy mình cũng hiểu được đây là dạng thi nào. Ngoài ra mình cũng đã tham khảo trên trang mạng xã hội của tiền bối đi trước về các dạng bài thi.

Xin việc là cuộc chiến theo nhóm!

Thông qua quá trình xin việc bạn có điều gì ghi nhớ nằm lòng không?

Mình ghép cặp với những người bạn có chung nguyện vọng ngành nghề để có thể tìm được nhiều thông tin nhất có thể. Trong trường hợp mình bận không thể đi tham dự buổi thuyết trình của công ty thì bạn mình sẽ đi thay, nghe giúp mình các chia sẻ từ phía công ty và ngược lại.

Nhất là việc thu thập thông tin đối với du học sinh rất vất vả, vậy nên mình thấy vô cùng biết ơn điều đó.

Khi phỏng vấn mình luyện tập trước gương, rồi tự quay hình lại để tìm ra điểm cần khắc phục một cách triệt để.

Mình còn luyện với các tiền bối giỏi tiếng Nhật và bắt chước cách nói của họ nữa.

บทความยอดนิยมPopular Articles

CategoryDanh mục

Popular Articles บทความยอดนิยม

CategoryDanh mục