Kyoto Styudy

Dành cho những bạn đang cân nhắc du học Nhật Bản Dành cho học sinh quốc tế tại Kyoto

STUDY KYOTO MAGAZINE

Những điều có thể chuẩn bị từ bây giờ cho cuộc đua xin việc

Những điều có thể chuẩn bị từ bây giờ cho cuộc đua xin việc

Các bạn du học sinh, các bạn có muốn làm việc tại Nhật Bản không? Nhiều người trẻ quyết định về nước sau tốt nghiệp. Nhưng cũng không ít bạn muốn làm việc tại Nhật phải không? Là một sinh viên quốc tế, tôi cũng có suy nghĩ như vậy và tôi đã bắt đầu quá trình xin việc của mình. Thế nhưng, khi tôi tiến hành các hoạt động xin việc của mình, tôi đã nhận ra “ước gì tôi đã chuẩn bị điều này sớm hơn”. Và đó là gì thì bằng bài viết này, các bạn qua sau có thể tham khảo.

Kế hoạch và quy trình xin việc 「就職活動」

Để tìm được một công việc, trước hết bạn phải hiểu rõ về “tìm việc”「就職活動」ở Nhật Bản là như thế nào. Sinh viên mới tốt nghiệp các trường đại học, cao học, dạy nghề tiến hành các hoạt động dạng “Tìm việc cho sinh viên mới ra trường” . Nếu bạn có những câu hỏi như “Săn việc là gì?” Và “Đặc điểm và quy tắc tìm việc ở Nhật Bản là gì?”, Hãy tham khảo các bài viết sau.

Nếu bạn còn thắc mắc về tìm việc và đặc điểm khi tìm việc ở Nhật Bản, hãy tham khảo các bài viết sau:

Study Kyoto Magazine「Giới thiệu về quá trình xin việc của Nhật」

Japan Study Service Organization (JASSO) “Job Hunting Guide for International Students”

Ngoài ra, bạn có thể hoạt động hiệu quả hơn bằng cách sử dụng trang web tìm việc làm. Cá nhân mình nghĩ rằng 3 website tìm việc Mynavi [マイナビ], Rikunabi「リクナビ」 và One Career「ワンキャリア」」 là khá ổn.  “Mynavi” và “Rikunavi” không chỉ cho phép bạn tìm kiếm các công ty được giới thiệu theo ngành mà bạn còn có thể đăng kí thực tập và các buổi giới thiệu công ty「説明会」. Mặt khác, bạn có thể tham khảo kinh nghiệm của các tiền bối về công ty trong One Career, vì vậy tôi nghĩ nó sẽ hữu ích.

マイナビ https://job.mynavi.jp/2024/
リクナビ https://job.rikunabi.com/2024/
ワンキャリア https://www.onecareer.jp/

Những việc ngay cả sinh viên năm dưới có thể chuẩn bị

Thông thường, việc săn tìm việc làm cho sinh viên mới tốt nghiệp bắt đầu chính thức vào khoảng một năm rưỡi trước khi tốt nghiệp, trong năm thứ ba đối với sinh viên đại học, trong năm đầu tiên đối với chương trình thạc sĩ dành cho sinh viên sau đại học và vào năm thứ hai đối với chương trình tiến sĩ. Vì vậy các bạn ở năm học thấp hơn có thể nghĩ rằng “vẫn chưa đến lúc, có muốn chuẩn bị cũng chẳng được”. Trên thực tế, xin việc là việc làm sớm sẽ có ưu thế. Nếu bạn cứ chần chừ thì có nhiều việc bạn phải làm mà không có thời gian để chuẩn bị cẩn thận. Trong bài viết này, tôi sẽ giới thiệu năm điều ngay cả các bạn sinh viên năm dưới có thể làm để chuẩn bị.

1. Trau dồi ngôn ngữ

Nói chung, điểm mạnh của du học sinh có thể là khả năng ngôn ngữ, tuy nhiên nó cũng có thể vừa là điểm mạnh vừa là điểm yếu. Ví dụ, nếu một du học sinh giỏi tiếng Anh đầu quân cho một công ty liên kết với nước ngoài thì tiếng Nhật có ở mức độ đàm thoại thì cũng không vấn đề gì. Ngược lại, nếu vào một doanh nghiệp thuần Nhật Bản thì như vậy là không đủ. Đặc biệt là người làm trong lĩnh vực kinh doanh hoặc có nguyện vọng hướng đến ngành sẽ tiếp xúc nhiều thì khả năng ngoại ngữ vô cùng quan trong. Vì vậy, tất cả các sinh viên năm dưới, các bạn còn thời gian nên hãy tích cực năng cao tiếng Nhật, tiếng Anh và biến nó thành một điểm mạnh của mình.

2. Lấy chứng chỉ

Khi xin việc, câu hỏi thường được học sinh hỏi nhất là “Chứng chỉ ngoại ngữ có cần thiết không?”. Bạn sẽ nhận được câu trả lời từ các công ty kiểu như “Không nhất thiết phải có”. Nhưng, theo tôi bằng cấp là thứ luôn có lợi cho bạn. Điều này là do bằng cấp có thể đánh giá ở một mức độ nào đó về năng của một người. Lấy bằng tiếng là một ví dụ, các công ty muốn xác nhận năng lực ngoại ngữ của du học sinh đến đâu, năng lực giao tiếp đến đâu. Tuy nhiên, thời gian phỏng vấn là có hạn, những khía cạnh không đủ thời gian xác nhận sẽ được đánh giá thông qua bằng cấp. Vì thế, tôi khuyên các sinh viên năm dưới nên cố gắng lấy chứng chỉ.

Trong trường hợp như vậy, nếu có các bằng cấp được ghi trên sơ yếu lý lịch (đối với tiếng Nhật, chẳng hạn như Kỳ thi năng lực tiếng Nhật hoặc Kỳ, thi năng lực tiếng Nhật thương mại), có rất nhiều công ty sẽ đưa ra đánh giá dựa trên đó. Vì lý do này, chúng tôi khuyên bạn nên tham gia kỳ thi ngoại ngữ cấp cao hoặc đạt được bằng cấp liên quan đến công việc mong muốn của bạn khi bạn vẫn đang học năm trong những năm cấp dưới.

Ngoài bằng tiếng, tôi cũng sẽ giới thiệu các bằng cấp mà sinh viên thường lấy.

Đầu tiên là bằng lái xe. Giấy phép lái xe khá cần thiết cho người làm trong lĩnh vực kinh doanh. Tôi nghĩ đó là bằng cấp phổ biến nhất, không chỉ công việc mà cũng có ích cho cuộc sống sinh hoạt.

Ngoài ra còn có Chứng chỉ công nghệ thông tin [ITパスポート]dành cho những bạn định hướng công nghệ thông tin và Chứng chỉ kế toán [日商簿記検定]. Ngoài ra, các công việc văn phòng Microsoft Office (MOS) là một trong những bằng cấp được đánh giá cao để tìm việc.

ITパスポート試験

日商簿記検定

Microsoft Office Specialist(MOS)

3. Hoàn thiện các kỹ năng cơ bản của một nhân viên.

Luôn có những người nghĩ rằng họ sẽ có thể kiếm được việc làm nếu họ có bằng cấp, nhưng trên thực tế, nhà tuyển dụng ở Nhật Bản coi tính cách hơn là bằng cấp được gọi là xu hướng “tuyển dụng dựa trên tiềm năng”. Về phần tính cách, các doanh nghiệp tập trung vào việc liệu một người có thể trở thành một nhân tố đáng giá cho xã hội hay không. Để làm việc chung cùng các nhân viên khác, hãy hoàn thiện các kỹ năng cơ bản từ bây giờ. Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng có nhiều người không biết nên chú tâm vào những điểm nào để rèn luyện, vì vậy tôi xin chia sẻ hai điều sau.

Đầu tiên là “tính độc lập”. “Tính độc lập” nghĩa là khi làm việc phải có trách nhiệm dựa trên phán đoán và suy nghĩ của chính mình. Nhìn vào trang web của nhà tuyển dụng, tôi cho rằng có rất nhiều công ty muốn có nhân lực như “không chờ chỉ thị từng việc nhỏ mà suy nghĩ và hành động một cách có trách nhiệm”. Không dễ để nâng cao tính độc lập phải không? Hãy để ý xung quanh bạn, nâng cao những khía cạnh mà tự mình có thể suy nghĩ và hành động thử xem.

Thêm nữa là “Kỹ năng giao tiếp”. Thường có ý kiến ​​cho rằng “có thể nói trôi chảy tiếng Nhật = kỹ năng giao tiếp tốt”, nhưng thực tế không phải vậy. Ngay cả khi bạn có thể nói trôi chảy, cũng không thể nói rằng bạn có kỹ năng giao tiếp tốt nếu không đặt mình vào vị trí của người nghe và lắng nghe họ. Ngoài ra, hãy chú ý đến nét mặt và tốc độ nói để truyền tải cảm xúc của bạn.

4. Chuẩn bị các câu chuyện có thể giới thiệu bản thân

Khi quá trình xin việc bắt đầu, câu hỏi được hỏi nhiều nhất trong các phiếu đăng ký và phỏng vấn là “Bạn đã nỗ lực hết sức mình vào việc gì khi còn là sinh viên?”. Tất nhiên, điều này có thể liên quan đến việc học, nhưng để có thể nhìn thấy khía cạnh khác trong tính cách của bạn thì ngoài việc học, hãy chuẩn bị thêm một câu chuyện nữa.

Đối với người Nhật, “motip tiêu chuẩn” là “sinh hoạt trong các câu lạc bộ” và “đi làm thêm”. Ngoài ra, nếu bạn đã có kinh nghiệm tham gia các hoạt động tình nguyện hoặc du học, hãy chọn lọc những yếu tố có thể PR bản thân và khai thác nó. Người phỏng vấn cũng có thể đã có kinh nghiệm trong các câu lạc bộ tương tự, vì vậy nếu có cơ hội, hãy tham gia các hoạt động của câu lạc bộ.

Tuy nhiên, đối với một du học sinh đến Nhật sau khi tốt nghiệp đại học như tôi thì việc tham gia sinh hoạt câu lạc bộ hay đi làm thêm ở Nhật là điều chưa chắc đã xảy ra. Là điều không thể tránh khỏi do ảnh hưởng của đại dịch, nhưng chúng ta hãy tích cực thể hiện bản thân bằng các kinh nghiệm có được khi còn ở trong nước.

5. Đi thực tập

Tôi muốn nói một vài lời với bạn nào nghĩ rằng “năm 3 đi thực tập là ổn rồi”. Có rất nhiều lựa chọn thực tập, nhưng thời gian thì không nhiều. Nếu có thể hãy nhanh chóng tiếp xúc với càng nhiều doanh nghiệp và lĩnh vực càng tốt. Hãy làm nó ngay khi vào đại học.

Thông qua các đợt thực tập, bạn có thể trải nghiệm các ngành và công ty mà bạn chưa biết trước đây, đồng thời tìm được công ty và công việc phù hợp với mình. Nếu bạn vẫn không chắc chắn, dưới đây là một số trải nghiệm của các tiền bối mà bạn có thể tham khảo:

“Rèn luyện để trở thành một nhân viên ~ trải nghiệm về thực tập có lương ~”

 

บทความยอดนิยมPopular Articles

CategoryDanh mục

Popular Articles บทความยอดนิยม

CategoryDanh mục