Kyoto Styudy

Dành cho những bạn đang cân nhắc du học Nhật Bản Dành cho học sinh quốc tế tại Kyoto

STUDY KYOTO MAGAZINE

Du học sinh cảm nhận những cú shock văn hoá ở Nhật: Những điều cần trông đợi

Du học sinh cảm nhận những cú shock văn hoá ở Nhật: Những điều cần trông đợi

Bạn đang ở đây, tại Nhật Bản. Quả là cuộc sống trong mơ nhỉ! Cái gì cũng mới mẻ và thật háo hức, từ việc bạn có thể kết thật nhiều bạn nguời Nhật thông qua các câu lạc bộ, cho đến việc Kyoto có rất nhiều ngôi chùa tuyệt vời ở ngay xung quanh bạn.
Không chỉ trong hai tuần nghỉ lễ ngắn ngủi, việc sinh sống một thời gian dài ở nước ngoài đôi khi sẽ đem đến cho bạn một vài vị khách không mời, mà cụ thể ở đây chính là "shock văn hoá".
Thế nhưng bạn không cần lo lắng đâu, bởi đây là điều rất bình thường với tất cả các bạn học sinh khi học tập tại một môi trường văn hoá khác. Khi trải nghiệm những cú shock văn hoá này, điều đầu tiên mà bạn cần phải biết đó chính là: Bạn không một mình.

Shock văn hoá là gì?

Shock văn hoá có thể chia thành nhiều cấp bậc, giai đoạn. Tuỳ vào từng cá nhân mà sự kéo dài hay lặp lại của các giai đoạn lại khác nhau.

Giai đoạn 1: Thời kì tuần trăng mật

Cũng giống như các cặp đôi yêu nhau, thời kì trăng mật là lúc bạn chưa đủ quen với một môi trường mới. Bạn nhận thấy những năng lượng tích cực to lớn trong sự khác biệt về văn hoá, tất cả đều mới mẻ và lý thú. Bạn sẽ nhìn nhận Nhật Bản vào thời kì này với con mắt của một khách du lịch, hay một người tạm trú ngắn hạn.

Giai đoạn 2: Shock văn hoá

Giai đoạn này được gọi là “nản lòng” và “thoả hiệp”, đây là giai đoạn thường thấy của những bạn đã sinh sống tại nước ngoài trong một khoảng thời gian nhất định. Hào quang của thời kì tuần trăng mật dần mất đi, môi trường xung quanh cũng không còn mới lạ nữa. Những hào hứng trải nghiệm văn hoá, đồ ăn, con người lúc trước dần mất đi, thay vào đó là cảm xúc tiêu cực về sự khác biệt dễ xuất hiện hơn.

Thời điểm này bạn sẽ dễ hỗn loạn và cảm thấy chán nản. Cũng sẽ có lúc chỉ trích nền văn hoá của nước sở tại, và mong muốn làm theo cách mà mình cho là đúng phải không? (Ví dụ như bạn muốn mọi thứ giống như cách bạn vẫn làm khi ở tại nước mình) Có lúc bạn sẽ cảm thấy chán nản và bất lực về năng lực ngôn ngữ của mình. Có lúc thì lại thất vọng và nhớ nhà rất nhiều nữa.

Thế nhưng đó là điều hoàn toàn bình thường!

Đó là một giai đoạn để điều tiết lại những trải nghiệm về văn hoá của rất nhiều người. Hãy nhờ đến sự giúp đỡ của bạn bè khi bạn cảm thấy không thể chịu nổi nỗi chán chường này nữa bởi cảm giác được thấu hiểu sẽ cứu rỗi bạn. Hãy chia sẻ bế tắc của mình với bạn bè và luôn nhớ rằng cởi mở tâm trí (mang một trái tim không có thiên kiến) đối với những nền văn hoá khác nhau.

Giai đoạn 3: Điều chỉnh

Có một giai đoạn nữa đang đợi khi bạn bước ra khỏi đường hầm! Sau vài tháng trôi qua, bạn sẽ hiểu ra đâu là điều mình mong chờ ở đất nước này. Tuy rằng không phải tất cả mọi thứ đều đẹp đẽ và mới mẻ, nhưng bạn bắt đầu hiểu rõ hơn và những điều xung quanh, tiếp nhận những cú shock trong khác biệt văn hoá và không còn cảm thấy bực tức nữa. Ở giải đoạn này bạn bắt đầu học được cách phải sống như thế nào trong nền văn hoá của Nhật. Và cũng biết đưa ra những lựa chọn phù hợp với nền văn hoá này hơn.

Giai đoạn 4: Thích ứng/ Dung hợp

Cần từ vài tháng đến vài năm khi giai đoạn cuối cùng của shock văn hoá đến, bạn sẽ cảm thấy thật thân quen, gần gũi với nền văn hoá này. Dù đã đạt đến giai đoạn này đi chăng nữa, cũng không có nghĩa là bạn đã hoàn toàn hiểu rõ và đồng hoá với nó, nhưng điều này nghĩa là bạn có thể điều chỉnh môi trường sống xung quanh mình với nền văn hoá của nước sở tại mà không gặp chút rắc rối nào.

Một số người còn thêm 2 giai đoạn nữa, trong đó một trường hợp là họ bắt đầu thời kì trăng mật với sự hứng thú lớn, khi giai đoạn chán nản và điều chỉnh đến thì họ lại chỉ đón nhận nó một cách hời hợt. Sau khi kết thúc giải đoạn điều chỉnh một cách hời hợt, họ bắt đầu chịu những cú shock từ văn hoá và con người nặng nề hơn. Sau khi kết thúc giai đoạn này họ mới bắt đầu đến giai đoạn thích ứng và dung hợp.

Và cũng có nhiều người lại có trải nghiệm “shock văn hoá ngược” khi quay về nước.

Những cú shock văn hoá được kể lại từ các bạn du học sinh ở Kyoto

Tuy nói vậy nhưng không có nghĩa là bài báo lần này sẽ chỉ toàn những trường hợp như vậy. Chúng mình sẽ được nghe những câu chuyện trải nghiệm về shock văn hoá từ các bạn du học sinh tại Kyoto.

IMG_3581

Mono (đến từ Indonesia): Mình đã rất ngạc nhiên vì tại sao trong một thành phố như Kyoto lại không có nổi một cái lon rỗng bị vứt ra đường. Đây là điều mình rất muốn mang về quê hương của mình để học tập.

Hyejin (đến từ Hàn Quốc): Hẳn là vì việc phân loại rác ở Kyoto rất khắt khe nhỉ!

Katrina (đến từ Mỹ): Khi ở trường, nếu thấy có ai đang đứng bối rối trước thùng rác thì mình có thể đoán ra ngay đó là du học sinh mới đến. Trước khi vứt thứ gì đó, họ sẽ đứng trước thùng rác rất lâu và đọc tất cả nhãn dán trên đó. Mặc dù thùng rác được chia ra làm thùng đựng rác cháy được, rác nhựa, rác giấy, nhưng các bạn học sinh mới rất dễ lẫn lộn, ví dụ trong trường hợp phải vứt rác nhựa nhưng lại có nắp bằng giấy bên trên. (Cười)

Bạn hãy đọc thêm những trải nghiệm của du học sinh tại Kyoto ở đây nhé!

บทความยอดนิยมPopular Articles

CategoryDanh mục

Popular Articles บทความยอดนิยม

CategoryDanh mục