Kyoto Styudy

Dành cho những bạn đang cân nhắc du học Nhật Bản Dành cho học sinh quốc tế tại Kyoto

STUDY KYOTO MAGAZINE

Tìm hiểu về hiện tại và quá khứ của những công ty có quy mô thế giới có trụ sở tại Kyoto

Tìm hiểu về hiện tại và quá khứ của những công ty có quy mô thế giới có trụ sở tại Kyoto

Nintendo, nhà sản xuất nhiều trò chơi phổ biến trên toàn thế giới như Super Famicom và Switch. Bạn có biết rằng trụ sở chính của họ được đặt tại Kyoto- một trong những thành phố truyền thống của Nhật Bản không? Hiện nay, Nintendo nổi tiếng với hình ảnh chuyên về trò chơi máy tính, nhưng thực tế là khi thành lập công ty, họ đã bán một sản phẩm khác liên quan đến văn hóa Nhật Bản!

Trong các công ty lâu đời tại Kyoto, có nhiều trường hợp thay đổi để thích ứng với dòng chảy của thời đại. Trong bài viết này, chúng ta sẽ thông qua việc tìm hiểu"văn hóa Nhật Bản" để nhìn lại quá khứ và hiện tại của các doanh nghiệp lâu đời tại Kyoto!

Nintendo: Đẩy mạnh thế giới thông qua giải trí

Lịch sử của Nintendo bắt đầu từ năm 1889 khi họ bắt đầu bán trò chơi bài Hana Fuda, một trò chơi bài Nhật Bản. Trong thời kỳ Edo (1603-1867) tại Nhật Bản, việc cờ bạc bị nghiêm cấm, nên ít người kinh doanh cung cấp các dụng cụ cho các trò chơi sử dụng cờ bạc như Hana Fuda. Thời đại Minh Trị, vào năm 1885, việc kinh doanh bộ bài phương Tây (tương đương với bộ bài bài hiện nay) từ nước ngoài đã trở nên hợp pháp, vào cuối thập kỷ 1880, việc sản xuất và bán Hana Fuda cũng đã được cho phép với điều kiện là chúng được sử dụng cho mục đích giải trí. Người sáng lập của Nintendo, ông Yamauchi Fusajiro, đã chú ý đến điều này và bắt đầu sản xuất và bán bộ bài Hanafuda.

Sau đó, Nintendo đã bắt đầu sản xuất bộ bài tại Nhật Bản , thứ mà trước đó chỉ được nhập khẩu từ phương Tây, và từ đó họ dần được biết đến là một công ty sản xuất trò chơi bài. Nintendo bắt đầu chuyển mình thành một trong những nhà sản xuất trò chơi máy tính được thế giới biết đến như hiện nay là vào khoảng năm 1970. Họ bắt đầu sản xuất và phân phối máy chơi game cho các trung tâm giải trí và máy chơi game gia đình, tạo ra những sản phẩm ăn khách như máy Family Computer và Game Boy được yêu thích rộng rãi trên toàn cầu.

Ngoài ra, trụ sở cũ của Nintendo và cũng là nơi sống của người sáng lập, ông Yamauchi Fusajiro, đã được tái sử dụng thành một khách sạn vào tháng 4 năm 2022. (Trang web chính thức)

 

Hanafuda là gì?

Hanafuda được tạo thành từ 48 lá bài, khác với bộ bài bình thường chia thành lá số và lá hình, tất cả các lá bài của Hanafuda đều có hình vẽ. 48 lá bài này mỗi 4 lá một sẽ được chia thành 12 tháng từ tháng 1 đến tháng 12, mỗi tháng có một chủ đề hình ảnh cụ thể. Ví dụ, chủ đề hình ảnh của tháng 1 là “cây thông”, sẽ có 4 lá bài vẽ hình cây thông. Có lá bài trong cây thông sẽ vẽ tanzaku, cũng có những lá bài trong cây thông sẽ vẽ hình con sếu,vv, điểm số của từng lá bài dựa trên sự khác nhau về hình ảnh. Có nhiều cách chơi khác nhau, nhưng cơ bản, người chơi tính điểm từ các lá bài mình đang cầm và điểm bổ sung từ việc ghép cặp các lá bài theo cách tương tự như Poker, và người có số điểm cao nhất sẽ thắng cuộc.

Chủ đề hình ảnh trên từng lá bài của mỗi tháng liên quan đến cây cối phù hợp với các mùa trong năm tại Nhật Bản (trừ tháng 11 không phải thực vật mà là mưa), bao gồm các phong tục truyền thống như ngắm hoa và thưởng trăng, cũng như những hình ảnh mang ý nghĩa lành và tượng trưng như con lợn rừng, con nai, và con bướm(inoshikacho), cũng như thể hiện vẻ đẹp của thiên nhiên qua hoa, chim, gió và trăng (kachofugetsu),vv. Đây là trò chơi giúp bạn vừa chơi vừa có thể cảm nhận về văn hóa và truyền thống của Nhật Bản.

Bồi dưỡng ra người đoạt giải Nobel! Công ty Shimadzu với nhiều lĩnh vực khác nhau

Công ty sản xuất Shimadzu mà hiện nay có trụ sở tại gần ga tàu điện ngầm Nishi-Oji Oike, đã được thành lập vào năm 1875 tại Kiyamachi Nijo. Người sáng lập, ông Shimadzu Genzo được sinh ra trong một gia đình làm sản phẩm thờ Phật. Vào năm 1860, ông bắt đầu công việc làm sản phẩm thờ Phật giống như cha mình. Tuy nhiên, chính phủ Nhật Bản thời kỳ đó mang lập trường tiêu cực đối với tôn giáo, nhu cầu về sản phẩm thờ Phật có khuynh hướng giảm đi.

Mặt khác, vào thời kỳ đó ở Kyoto, sau khi Tokyo trở thành thủ đô, để thúc đẩy nền công nghiệp và thương mại, các cơ sở sản xuất và giáo dục về công nghệ hóa học, sử dụng công nghệ từ nước ngoài đã rất phát triển. Gần khu vực Kiyamachi Nijo, nơi ông Shimadzu Genzo đã mở cửa hàng sản phẩm thờ Phật, có một cơ sở nghiên cứu vật lý hóa học do tỉnh Kyoto thành lập được gọi là “seimikyoku”, nơi tụ họp các thiết bị vật lý hóa học tiên tiến từ nước ngoài. Ông Shimadzu Genzo đã thường xuyên đến “seimikyoku”, nghiên cứu và học hỏi kiến thức và kỹ thuật trong lĩnh vực vật lý hóa học, sau đó ông áp dụng kỹ thuật mà ông đã tích luỹ được trong quá trình sản xuất sản phẩm thờ Phật để sản xuất và sửa chữa các thiết bị vật lý hóa học. Đây chính là sự bắt đầu của công ty sản xuất Shimadzu.

Sau đó, người con trai kế thừa sự nghiệp đã phát minh ra nhiều thứ đến nỗi được gọi là “Thomas Edison của Nhật Bản”. Trong đó, pin (battery) đã được cải tiến và trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại của chúng ta và được phổ biến rộng rãi. Ngoài ra, họ sản xuất và bán nhiều sản phẩm sử dụng công nghệ tiên tiến như máy X-quang và các thiết bị đo quang học. Hiện nay, họ đã phát triển thành một tập đoàn lớn có nhiều cơ sở trên toàn thế giới.

Năm 2002, nhà nghiên cứu tại công ty Shimadzu, ông Tanaka Koichi, đã được trao Giải Nobel Hóa học. Sau đó, công ty Shimadzu đã thành lập một viện nghiên cứu chuyên sâu để thúc đẩy phát triển và hướng tới giải quyết các vấn đề xã hội.

 

Butsugu là gì?

Ban đầu, nó là các công cụ được sử dụng tại các ngôi chùa Phật giáo ở Nhật Bản để thờ tự. Trong thời kỳ Edo (thế kỷ 16-18), ngay cả trong các gia đình thông thường cũng đã đặt bàn thờ tự để thờ tổ tiên của họ, các công cụ thờ tự cũng được sử dụng rỗng rãi trong gia đình. Ông Shimadzu Genzo, người sáng lập công ty, đã sản xuất ba công cụ thờ tự gọi là “hanatate”, “kouro”, và “hitate”, được gọi chung là “mitsugusoku”, được đặt trước bàn thờ tự. Mỗi công cụ này có ý nghĩa riêng biệt, “hanatate”biểu thị lòng từ bi của Phật, “kouro”được coi là sự thanh lọc cho linh hồn của người thờ tự, và“hitate” đại diện cho ánh sáng của tri thức của Phật, loại bỏ bóng tối trong tâm hồn con người. Ngay cả trong Phật giáo, cách trang trí và ý nghĩa của các công cụ này có thể khác nhau tùy thuộc vào phái Phật giáo cụ thể.

บทความยอดนิยมPopular Articles

CategoryDanh mục

Popular Articles บทความยอดนิยม

CategoryDanh mục