Kyoto Styudy

Dành cho những bạn đang cân nhắc du học Nhật Bản Dành cho học sinh quốc tế tại Kyoto

STUDY KYOTO MAGAZINE

Nhìn Kyoto thông qua tiểu thuyết: Phỏng vấn tác giả Morimi Tomihiko

Cùng tác giả Morimi đi dạo quanh các bối cảnh của các tác phẩm

Trong cuộc phỏng vấn này, trước hết chúng tôi đã khởi hành từ ga “Demachiyanagi” của tuyến tàu điện Eizan ở Kyoto cùng với ông Morimi. Chúng tôi đã đi dạo qua những địa điểm xuất hiện trong các tác phẩm như “Truyền kỳ phòng bốn chiếu rưỡi”、”Dạo bước phố đêm”、”Gia tộc thần bí” như ”Cầu Kamo”→”Vùng đồng bằng sông Kamogawa”→”Rừng Tadasu” của đền Shimogamo”→ “Giao lộ Hyakumanben” và sau đó chúng tôi đã vào quán cà phê “Shinshindo Kyodai Kitamonzen” để thong thả nói chuyện. Ngoài tôi, còn có sự tham gia của hai du học sinh Wang Xuan và Shi Ruo-ying đang học cao học tại Kyoto. Chúng tôi đã hỏi ông Morimi rất nhiều. Tất nhiên, cả ba chúng tôi đều là fan các tác phẩm của ông Morimi, nên tất cả chúng tôi đều đã rất hào hứng và phấn khích. Vì có một cơ hội dạo quanh những địa điểm trong các tác phẩm của một nhà văn mà chúng tôi yêu thích, là một trải nghiệm rất khó có thể tìm thấy trong cuộc sống!

Tại ” Vùng đồng bằng sông Kamogawa “, chúng tôi đã cùng nhau uống nước giải khát Ramune. Bạn đang thắc mắc tại sao Ramune đột nhiên xuất hiện? Câu trả lời đó nằm trong tác phẩm mới nhất của ông Morimi, ” The Tatami Time Machine Blues “. Ramune chính là một vật phẩm tượng trưng cho câu chuyện này ( cùng lắm đây cũng chỉ là tưởng tượng của tôi..).

Lần này, trong rất nhiều địa điểm đã đi, tôi thích nhất là Đền Shimogamo. Vì tôi thích cảm giác thanh tịnh bình yên ở đây.

Phỏng vấn tác giả Morimi

Trong cuộc phỏng vấn, chúng tôi đã đặt rất nhiều câu hỏi về tác phẩm và hoạt động sáng tác của tác giả Morimi, ông đã rất thoải mái, nhẹ nhàng cẩn thận chia sẻ. Mặc dù nội dung phỏng vấn khá dài, nhưng hãy đọc đến cuối nhé!

Nhân tiện, quán cà phê “Shinshindo Kyodai Kitamonzen” mà chúng tôi đã đến trong cuộc phỏng vấn là một địa điểm quan trọng trong ” Dạo bước phố đêm “, và nhờ vào sự thân thiện của chủ quán, chúng tôi đã được ngồi và trò chuyện ở vị trí mà chính nhân vật xuất hiện trong tiểu thuyết đã ngồi!

(Việc chụp ảnh trong quán đã được đặc biệt cho phép)

<Khi viết tiểu thuyết, ông Morimi có tuân theo một cách tiến trình cố định nào không ạ, như quyết định một cái gì đó rồi mới bắt đầu viết chẳng hạn?>

Việc viết truyện của tôi không tuân theo một tiến trình cố định nào từ đầu, vì tôi thuộc dạng nếu quy định quá chặt chẽ thì ngược lại cảm thấy khó viết. Có những tác phẩm tôi suy nghĩ rất nhiều trước khi viết, cũng có những tác phẩm được viết với một quy trình khá ngẫu hứng. Từng tác phẩm lại có nhân vật và cốt truyện khác nhau. Ví dụ, với “Gia tộc thần bí”, tôi đã quyết định trước nhân vật chính và các nhân vật xung quanh, rồi từ đó viết cốt truyện. Còn với “Dạo bước phố đêm”, điều đầu tiên tôi nghĩ đến là tiêu đề. Tôi đã lấy cảm hứng từ cụm từ ấn tượng “Cuộc sống ngắn ngủi, hãy yêu đi, thiếu nữ” trong một bài hát Nhật Bản mang tên “Gondora no uta”.’ Từ đó, tôi bắt đầu suy nghĩ “Đêm ngắn ngủi, người ta sẽ đi đâu?” và tôi nảy ra ý tưởng “ Nếu đi dạo phố đêm ở Kyoto, nơi phù hợp nhất sẽ là thị trấn Ponto”. Tôi đã chắp nối mọi thứ như thế đấy.

Thực ra, cách tiếp cận viết mỗi cốt truyện của mỗi lần lại khác nhau, và đến ngay cả bây giờ tôi vẫn đang mò mẫm tìm hiểu mỗi khi viết. Khi tôi ra mắt, tôi đã nghĩ rằng sau 20 năm, tôi sẽ có thể viết liên tục hết câu chuyện này đến câu chuyện khác một cách dễ dàng, không cần đắn đo gì, nhưng thực tế thì không phải vậy. “cười

<Khi bị mt cm hng và không th viết được, ông làm gì để truyền cảm hứng cho bản thân ạ?>

Tôi thường thử nhiều cách như đọc sách, đi ra ngoài hoặc làm những công việc hằng ngày. Vì không có một loại phép thuật đặc biệt nào như “ Chỉ cần làm như vậy thì..” mà tôi có thể áp dụng để giải quyết vấn đề này cả. Khi không thể viết, tôi cũng thường trầm mặc tại nhà và được vợ an ủi rằng “Ngày mai sẽ viết được thôi”. cười

Gần đây, tôi đã bắt đầu chấp nhận từ bỏ một phần nào đó và nghĩ rằng “Biết đâu ngày mai tôi có thể viết được”, và cũng không cố gắng gượng ép bản thân. Mỗi ngày tôi đều ngồi trước bàn làm việc và viết gì đó. Cho dù viết không suôn sẻ đi chăng nữa , tôi cũng sẽ cố gắng thay đổi tư duy và nghĩ rằng “Ngày mai cố gắng vậy”. Nhưng thay vào đó, tôi tự đặt ra cho bản thân quy định đó là viết mỗi ngày.

Mục tiêu của tôi là tăng số ngày mà tôi có thể nói rằng “Hôm nay mình đã viết rất tốt”, và giảm số ngày mà tôi cảm thấy “không viết được.”

<Trong các tác phm ca ông Morimi, có rt nhiu nhân vt là sinh viên đi hc. Hin ti ông vn có giao lưu vi sinh viên và nghiên cu v cuc sng ca sinh viên đi hc ?>

Vì không có cơ hội giao lưu trực tiếp, nên tôi không thể hiểu rõ về thực trạng của sinh viên đại học hiện nay. Vì không tập trung viết về “hình ảnh của sinh viên đại học hiện nay”, nên trong các tác phẩm như “Yojohan Time Machine Blues”, mặc dù được xuất bản gần đây, nhưng tôi nghĩ rằng nó hoàn toàn khác biệt so với sinh viên hiện nay.

 

<Điu bt ng là có rt nhiu đim tương đng ạ>

Nếu vậy thì cũng là một điều đáng mừng. cười

Ngay từ khi mới ra mắt, những nhân vật sinh viên mà tôi viết thường mang một hình ảnh khá cổ điển, hơi cũ kỹ so với sinh viên hiện đại. Có thể gọi là “những sinh viên trong tưởng tượng”. Vì vậy, dù có khác biệt với thực tế của sinh viên hiện đại, tôi nghĩ rằng sự khác biệt đó cũng không nổi bật lắm.

Tất nhiên, có những tác giả, để viết về sinh viên trong tiểu thuyết của họ, cần hỏi và tìm hiểu rõ về cuộc sống của sinh viên hiện tại để viết. Tuy nhiên, trong trường hợp của tôi, tôi đang viết về những sinh viên trong tưởng tượng của chính mình, vì vậy việc “không có sinh viên như thế này” cũng có nghĩa là “có”. Thay vì viết về hiện thực một cách chân thực, tôi đang thể hiện những gì có trong tâm trí của mình.

<Vì có rt nhiu tiu thuyết ca ông được chuyn th thành hot hình, nên tôi nghĩ có rt nhiu người biết đến tác phm ca ông thông qua hot hình, ông nghĩ gì v điu này ?>

Có khá nhiều người biết đến tác phẩm của tôi thông qua hoạt hình. Đối với những người đã xem hoạt hình và cảm thấy thú vị, sau đó tìm đọc phiên bản gốc hoặc các tiểu thuyết khác của tôi, tôi cảm thấy rất biết ơn về điều này.

Đối với các bạn du học sinh, khi đọc sách của tôi, các bạn đọc bản phiên dịch đúng không nhỉ?  Ở bản phiên dịch, vì không hiểu ngôn ngữ đó nên tôi thực sự quan tâm liệu nó có mang đến mọi người cảm nhận giống với phiên bản tiếng Nhật hay không. Tôi cũng đặc biệt quan tâm đến việc liệu bầu không khí và phong cách của tác phẩm, mà tôi viết dựa trên âm thanh, nhịp điệu và nhịp nhàng của tiếng Nhật, có được tái hiện trong phiên bản dịch hay không.

 

<Có nhiu cách đ khám phá, như đc phiên bn tiếng Nht, đc phiên bn dch, xem hot hình vi ph đ và nhiu cách khác. Tôi nghĩ vic đc phiên bn tiếng Nht thú v vì có nhng biu đt đc đáo, trong khi xem hot hình, có hình nh giúp hiu rõ hơn. Vy nhìn từ phía ông Morimi, ông cm thy s khác bit gia tác phm gc và phiên bn hot hình là gì ?>

Tôi nghĩ rằng có nhiều phiên bản hoạt hình được thực hiện, nhưng mỗi bộ lại có sự thay đổi về không khí do sự khác biệt của các đạo diễn. Vì tính cách của đạo diễn và cách thức, mức độ điều chỉnh cũng khác nhau.

Tuy nhiên, từ góc nhìn khá khắt khe của tác giả gốc, có thể cảm nhận được rằng một số phần trong hoạt hình có chút khác với thế giới tác phẩm gốc, nhưng người xem có thể nghĩ rằng “Đúng, chính là cảm giác như vậy.” Vì tác giả có thế giới quan riêng của mình, nên tác giả thường khó tính. cười

<Câu hỏi cuối cùng ạ. Trong tác phẩm mới nhất của mình, “Four Tetami Time Machine Blues”, có một cài đặt có thể quay về quá khứ bằng cỗ máy thời gian. Nếu ông Morimi có thể sử dụng cỗ máy thời gian, thì ông muốn quay trở lại thời điểm nào ạ?>

Tôi muốn quay trở lại thời kỳ khoảng đầu cấp tiểu học (những năm 1980). Đó là thời điểm Nhật Bản đang trong giai đoạn kinh tế bong bóng, và xã hội khác hoàn toàn so với hiện tại. Vì tôi chỉ là một học sinh tiểu học nên không hiểu rõ lắm về những điều đó. Tôi muốn quay lại thời đại đó, trực tiếp nhìn và cảm nhận xem bầu không khí của xã hội và thành phố lúc ấy như thế nào. Vì tôi chỉ nhớ mọi thứ một cách mờ nhạt qua con mắt của một đứa trẻ, nên tôi muốn biết thêm về những điều xảy ra xung quanh lúc đó.

 

Cm ơn ông vì những chia sẻ ạ!

Phần cuối

Thông qua buổi phỏng vấn hôm nay, tôi đã có cơ hội nghe những câu chuyện từ chính tác giả Morimi và khám phá ra nhiều điều mới cũng như cách suy nghĩ khác nhau. Thật sự cảm ơn ông rất nhiều! Rất mong chờ các hoạt động và các tác phẩm mới của ông!

Ông Morimi đã nói rằng, “Trong truyện, tôi viết về “Kyoto của riêng mình”, một Kyoto có thể không giống với Kyoto thực tế”. Kyoto mà tôi cảm nhận có thể cũng khác với Kyoto mà người khác cảm nhận. Và mỗi cách nhìn của chúng ta chắc chắn đều đúng”. Tôi không thể viết một tiểu thuyết dựa trên Kyoto của riêng mình, nhưng vì đời người chỉ có một lần, cũng vì để không phải hối hận về cuộc sống du học tại Kyoto, tôi quyết tâm sống thật trọn vẹn, trải nghiệm những điều mà chỉ có ở Kyoto mới có thể trải nghiệm.

 

(Văn được viết bởi: Đại học Dōshisha  Lee Hung-en)

 

<Lý lịch của ông Morimi Tomihiko >

Ông sinh năm 1979 tại tỉnh Nara, Nhật Bản. Tốt nghiệp khoa Nông học trường Đại học Kyoto, và hoàn thành chương trình thạc sĩ tại cùng trường. Năm 2003, đạt giải Nhất cuộc thi tiểu thuyết Fantasy Nhật Bản với tác phẩm “Tháp mặt trời” và ra mắt với tư cách tác giả. Năm 2007, đoạt giải Yamamoto Shūgorō với tác phẩm “Dạo bước phố đêm “. Năm 2010, đoạt giải SF Nhật Bản với tác phẩm ” Xa lộ chim cánh cụt “. Các tác phẩm khác của ông bao gồm “Truyền kỳ phòng bốn chiếu rưỡi”, “Gia tộc thần bí”, “Nhiệt đới”, và nhiều tác phẩm khác.

บทความยอดนิยมPopular Articles

CategoryDanh mục

Popular Articles บทความยอดนิยม

CategoryDanh mục